ĐÔI NÉT VỀ CUỘC THI
"KHOẢNH KHẮC THƯ VIỆN"
Cuộc thi ảnh "Khoảnh khắc Thư viện" là một trong những hoạt động thiết thực, thú vị và có nhiều ý nghĩa với các bạn sinh viên Đại học Quốc gia TP. HCM. Mặc dù sức lan toả và số lượng sinh viên tham gia còn hạn chế, nhưng hoạt động này cũng đã góp phần hướng cái nhìn của các bạn trẻ tốt hơn vào hoạt động học tập, nghiên cứu tại thư viện.
Ban Giám khảo (BGK) cuộc thi lần này có thành phần chính là 3 Nhà báo và 2 trong đó là Nhiếp ảnh gia; đó là Tiến sĩ, Nhà báo Lê Văn Hỷ - Tổng Biên tập Tạp chí Vietnam Logistics Review (VLR); Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam - Chi hội Trưởng Chi hội Nhà báo Việt Nam – Tạp chí Vietnam Logistics Review; nguyên Trưởng cơ quan Đại diện Tạp chí Thế Giới Ảnh tại khu vực phía Nam; Nghệ sĩ Nhiếp ảnh/ Nhà báo Trần Quốc Dũng - Ủy viên Ban Kiểm tra Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam; Nghệ sĩ Nhiếp ảnh có cống hiến xuất sắc (ESVAPA), Hội viên Hội Nhà b áo Việt Nam; Nhiếp ảnh gia, Nhà báo Phó Bá Cường - Hội viên Hội Nhiếp Ảnh TP.HCM; Hội viên Hội Nhiếp ảnh Mỹ (PSA); Hội viên Hội Nhiếp ảnh Pháp (ISF); Hội viên CLB Nhiếp ảnh Gia Định; Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam; Trưởng Ban Ảnh Tạp chí Vietnam Logistics Review. Ngoài ra, các giám đốc các thư viện trong ĐHQG-HCM cũng đóng góp các ý kiến tham khảo để BGK có được các quyết định phù hợp. Với gần 70 tấm ảnh tham gia để chọn ra 11 tấm ảnh đoạt giải, trong đó 10 ảnh do BGK chấm và 1 tấm do sinh viên bình chọn, chúng ta có thể thấy cuộc thi này mang tính khích lệ là chủ yếu, các tiêu chuẩn về chất lượng, ý nghĩa và nghệ thuật nhiếp ảnh mới mang tính “đầu tay”. Hy vọng rằng với hoạt động “đầu tay” lần này, những hoạt động tiếp theo của Hệ thống Thư viện ĐHQG-HCM sẽ được cả ban tổ chức và người tham dự đầu tư nhiều hơn.
Phân tích một cách sâu sắc và thẳng thắn, qua những tấm ảnh dự thi có thể thấy đa số các bạn sinh viên tham gia kỳ này chưa tỏ ra nghiên cứu thể lệ cuộc thi, chưa "động não" tìm tòi suy nghĩ về những yêu cầu do BTC đặt ra để tìm phương thức thể hiện, ví dụ như không gian ảnh thể hiện không rõ được chụp ở đâu hay ảnh được chụp với dung lượng ảnh quá thấp. Nhiều bạn tỏ ra khá dễ dãi khi gửi những ảnh "diễn", thiếu tự nhiên .... Điều mà BGK hướng tới là ảnh phải có ý nghĩa và mang tính chân thực. Trong số những ảnh đoạt giải, những tấm ảnh "bám chặt" đề tài cuộc thi, đáp ứng những yêu cầu của BTC ví dụ như thể hiện được sự lao động nghiêm túc, tìm tòi và tập trung nghiên cứu tài liệu, trao đổi thảo luận ... trong thư viện đều được BGK "để mắt" tới cho dù có những khiếm khuyết về sử dụng ánh sáng còn "non" như tấm ảnh "Học tập sẻ chia - gắn kết tình bạn".
Tập trung vào hai tấm ảnh đoạt giải cao, có thể thấy tấm ảnh đoạt giải Nhì có tên "Ngẫu nhiên" của bạn Phạm Đình Tùng đã thể hiện tốt không gian thư viện khá rộng với ánh sáng ngược đã tạo ấn tượng thị giác tốt cho người xem. "Ngẫu nhiên" nhưng chắc không hoàn toàn là ngẫu nhiên, tác giả đã khá công phu chọn vị trí và góc chụp và ghi nhận được hình ảnh hai bạn sinh viên, một nam một nữ ở 2 tầng khác nhau trên một trục thẳng đứng với góc hướng ngược nhau đang chọn sách từ kệ, thể hiện khá rõ những cử chỉ việc làm thường thấy của con người tại thư viện ... Tuy nhiên tấm ảnh mới chỉ dừng ở sự thể hiện không gian và hoạt động đơn giản của bạn đọc tại thư viện. Nhìn tấm ảnh này, ta có thể cảm thấy hơi tiếc vì ảnh khá đẹp nhưng còn thiếu vắng nhiều điều, nhất là hoạt động đặc trưng của con người ở đó.
Vậy nhưng những điểm tấm ảnh đoạt giải Nhì còn thiếu đã được tác phẩm đoạt giải Nhất khắc phục. Trước hết, cũng như tấm "Ngẫu nhiên", tấm ảnh "Cầu nối của trí thức" của bạn Lê Thị Hồng Đào - Khoa Công nghệ Vật liệu trường Đại học Bách Khoa, đã thể hiện được không gian nền là thư viện với những kệ sách, và quan trọng hơn cả là đã thể hiện được sự giao tiếp trao đổi giữa người thủ thư và bạn đọc. Sự giao tiếp này được tập trung thể hiện thông qua trao đổi giữa 2 người, cụ thể là người thủ thư đang nói điều gì, bàn tay cũng đang "nói" và đặc biệt, bạn sinh viên đang tập trung lắng nghe. Một chi tiết khác, chiếc máy tính để bàn thể hiện cầu nối thông tin quan trong giữa thư viện và kho tàng trí thức nhân loại qua internet. Đây là chi tiết quan trọng thể hiện tính hiện đại của thư viện. Khiếm khuyết thì tấm ảnh nào cũng có và ở đây, với tấm ảnh đoạt giải Nhất của bạn Lê Thị Hồng Đào có thể thấy đó là tiền cảnh của tấm ảnh mặt sau chiếc monitor quá lớn, che khuất một phần chi tiết đáng quan tâm là quyển sách và những bàn tay - nơi hội tụ thông tin của tấm ảnh. Điều này có thể dễ dàng khắc phục nếu tác giả lấy góc chụp lệch sang trái một chút. Ngoài ra ảnh bị nghiêng và ánh sáng hơi dàn trải và khá bị "chát" khiến mắt người xem hơi bị "mệt". Cuối cùng, cám ơn tất cả các bạn sinh viên đã ủng hộ hoạt động này của Hệ thống Thư viện ĐHQG-HCM. Sẽ là rất vui nếu những kỳ thi năm sau, chúng ta lại được ngắm những tấm ảnh của các bạn sinh viên "nói" về cuộc sống với văn hóa đọc của mình tại thư viện trường, "thật" hơn, có ý nghĩa hơn và tất nhiên - đẹp hơn !
Ban Giám khảo (BGK) cuộc thi lần này có thành phần chính là 3 Nhà báo và 2 trong đó là Nhiếp ảnh gia; đó là Tiến sĩ, Nhà báo Lê Văn Hỷ - Tổng Biên tập Tạp chí Vietnam Logistics Review (VLR); Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam - Chi hội Trưởng Chi hội Nhà báo Việt Nam – Tạp chí Vietnam Logistics Review; nguyên Trưởng cơ quan Đại diện Tạp chí Thế Giới Ảnh tại khu vực phía Nam; Nghệ sĩ Nhiếp ảnh/ Nhà báo Trần Quốc Dũng - Ủy viên Ban Kiểm tra Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam; Nghệ sĩ Nhiếp ảnh có cống hiến xuất sắc (ESVAPA), Hội viên Hội Nhà b áo Việt Nam; Nhiếp ảnh gia, Nhà báo Phó Bá Cường - Hội viên Hội Nhiếp Ảnh TP.HCM; Hội viên Hội Nhiếp ảnh Mỹ (PSA); Hội viên Hội Nhiếp ảnh Pháp (ISF); Hội viên CLB Nhiếp ảnh Gia Định; Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam; Trưởng Ban Ảnh Tạp chí Vietnam Logistics Review. Ngoài ra, các giám đốc các thư viện trong ĐHQG-HCM cũng đóng góp các ý kiến tham khảo để BGK có được các quyết định phù hợp. Với gần 70 tấm ảnh tham gia để chọn ra 11 tấm ảnh đoạt giải, trong đó 10 ảnh do BGK chấm và 1 tấm do sinh viên bình chọn, chúng ta có thể thấy cuộc thi này mang tính khích lệ là chủ yếu, các tiêu chuẩn về chất lượng, ý nghĩa và nghệ thuật nhiếp ảnh mới mang tính “đầu tay”. Hy vọng rằng với hoạt động “đầu tay” lần này, những hoạt động tiếp theo của Hệ thống Thư viện ĐHQG-HCM sẽ được cả ban tổ chức và người tham dự đầu tư nhiều hơn.
Phân tích một cách sâu sắc và thẳng thắn, qua những tấm ảnh dự thi có thể thấy đa số các bạn sinh viên tham gia kỳ này chưa tỏ ra nghiên cứu thể lệ cuộc thi, chưa "động não" tìm tòi suy nghĩ về những yêu cầu do BTC đặt ra để tìm phương thức thể hiện, ví dụ như không gian ảnh thể hiện không rõ được chụp ở đâu hay ảnh được chụp với dung lượng ảnh quá thấp. Nhiều bạn tỏ ra khá dễ dãi khi gửi những ảnh "diễn", thiếu tự nhiên .... Điều mà BGK hướng tới là ảnh phải có ý nghĩa và mang tính chân thực. Trong số những ảnh đoạt giải, những tấm ảnh "bám chặt" đề tài cuộc thi, đáp ứng những yêu cầu của BTC ví dụ như thể hiện được sự lao động nghiêm túc, tìm tòi và tập trung nghiên cứu tài liệu, trao đổi thảo luận ... trong thư viện đều được BGK "để mắt" tới cho dù có những khiếm khuyết về sử dụng ánh sáng còn "non" như tấm ảnh "Học tập sẻ chia - gắn kết tình bạn".
Tập trung vào hai tấm ảnh đoạt giải cao, có thể thấy tấm ảnh đoạt giải Nhì có tên "Ngẫu nhiên" của bạn Phạm Đình Tùng đã thể hiện tốt không gian thư viện khá rộng với ánh sáng ngược đã tạo ấn tượng thị giác tốt cho người xem. "Ngẫu nhiên" nhưng chắc không hoàn toàn là ngẫu nhiên, tác giả đã khá công phu chọn vị trí và góc chụp và ghi nhận được hình ảnh hai bạn sinh viên, một nam một nữ ở 2 tầng khác nhau trên một trục thẳng đứng với góc hướng ngược nhau đang chọn sách từ kệ, thể hiện khá rõ những cử chỉ việc làm thường thấy của con người tại thư viện ... Tuy nhiên tấm ảnh mới chỉ dừng ở sự thể hiện không gian và hoạt động đơn giản của bạn đọc tại thư viện. Nhìn tấm ảnh này, ta có thể cảm thấy hơi tiếc vì ảnh khá đẹp nhưng còn thiếu vắng nhiều điều, nhất là hoạt động đặc trưng của con người ở đó.
Vậy nhưng những điểm tấm ảnh đoạt giải Nhì còn thiếu đã được tác phẩm đoạt giải Nhất khắc phục. Trước hết, cũng như tấm "Ngẫu nhiên", tấm ảnh "Cầu nối của trí thức" của bạn Lê Thị Hồng Đào - Khoa Công nghệ Vật liệu trường Đại học Bách Khoa, đã thể hiện được không gian nền là thư viện với những kệ sách, và quan trọng hơn cả là đã thể hiện được sự giao tiếp trao đổi giữa người thủ thư và bạn đọc. Sự giao tiếp này được tập trung thể hiện thông qua trao đổi giữa 2 người, cụ thể là người thủ thư đang nói điều gì, bàn tay cũng đang "nói" và đặc biệt, bạn sinh viên đang tập trung lắng nghe. Một chi tiết khác, chiếc máy tính để bàn thể hiện cầu nối thông tin quan trong giữa thư viện và kho tàng trí thức nhân loại qua internet. Đây là chi tiết quan trọng thể hiện tính hiện đại của thư viện. Khiếm khuyết thì tấm ảnh nào cũng có và ở đây, với tấm ảnh đoạt giải Nhất của bạn Lê Thị Hồng Đào có thể thấy đó là tiền cảnh của tấm ảnh mặt sau chiếc monitor quá lớn, che khuất một phần chi tiết đáng quan tâm là quyển sách và những bàn tay - nơi hội tụ thông tin của tấm ảnh. Điều này có thể dễ dàng khắc phục nếu tác giả lấy góc chụp lệch sang trái một chút. Ngoài ra ảnh bị nghiêng và ánh sáng hơi dàn trải và khá bị "chát" khiến mắt người xem hơi bị "mệt". Cuối cùng, cám ơn tất cả các bạn sinh viên đã ủng hộ hoạt động này của Hệ thống Thư viện ĐHQG-HCM. Sẽ là rất vui nếu những kỳ thi năm sau, chúng ta lại được ngắm những tấm ảnh của các bạn sinh viên "nói" về cuộc sống với văn hóa đọc của mình tại thư viện trường, "thật" hơn, có ý nghĩa hơn và tất nhiên - đẹp hơn !
Trần Quốc Dũng, thành viên BGK cuộc thi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét